Hướng dẫn thực hiện nghi thức lễ động thổ đúng chuẩn

828 lượt xem

Nghi thức lễ động thổ là phần quan trọng nhất của buổi lễ. Bao gồm việc dâng cúng lễ vật và cầu khấn với công thần thổ địa. Trước là báo cáo về quá trình xây dựng sắp diễn ra trên mảnh đất đã chọn. Sau là cầu mong mọi việc tiến triển hanh thông, thuận buồm xuôi gió. Dù xây dựng bất cứ công trình nào, thực hiện lễ động thổ luôn là việc hệ trọng.

Dưới đây là các hướng dẫn thực hiện nghi thức lễ động thổ đúng tiêu chuẩn do Palamun Event sưu tầm và biên soạn. Hy vọng sẽ mang đến thông tin bổ ích cho quý khách và bạn đọc!

lễ động thổ
Lễ động thổ là sự kiện trọng đại cần diễn ra trước khi đi vào giai đoạn thi công xây dựng

Nghi thức lễ động thổ hướng đến những tiêu chuẩn nào?

Theo tín ngưỡng Á Đông, đất đai có Thổ Địa cai quản. Việc xây dựng, sửa chữa cho nhà ở, công xưởng, công trình,… đều động đến long mạch tại chính mảnh đất đó. Và có ảnh hưởng rõ nhất đến sức khỏe, gia đạo và sự nghiệp của gia chủ. Vì vậy, trước khi triển khai xây dựng, cần tổ chức lễ động thổ chỉn chu, đúng nghĩa, để nhận được sự chấp thuận của thần linh.

nghi thức lễ động thổ
Các nghi thức lễ động thổ phải tuân theo các yếu tố phong thủy

Theo đó, các nghi thức lễ động thổ là trọng tâm của sự kiện, nhất thiết phải tuân theo các tiêu chuẩn phong thủy. Nhằm hướng đến những ý nghĩa êm ấm, tốt đẹp, sự trọn vẹn và vững bền. Cụ thể có các quy định bắt buộc người thực hiện phải tuân thủ như sau:

  • Chọn ngày tốt để làm lễ (ngày Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần). Tránh chọn các ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục);
  • Chọn giờ tốt để cử hành lễ động thổ (giờ Hoàng đạo);
  • Chuẩn bị bài cúng hoặc văn khấn để đọc trong buổi lễ;
  • Sắm lễ cúng (có thể cúng chay hoặc cúng mặn).

Trên đây là những quy định cơ bản khi tiến hành nghi thức lễ động thổ. Ngoài ra, cũng còn tùy thuộc vào tuổi, cung mệnh của gia chủ, phong thủy của chủ đất và lời khuyên của thầy cúng/pháp sư sau khi xem xét mảnh đất. Do đó, các nghi thức tiến hành buổi lễ sẽ khác nhau ở từng nơi.

>>> Xem thêm: Sai sót khi lập kế hoạch tổ chức lễ động thổ doanh nghiệp hay mắc phải

Hướng dẫn thực hiện nghi thức lễ động thổ

Công ty Palamun Event xin gợi ý thủ tục tiến hành lễ động thổ qua 3 bước quan trọng như sau:

Bước 1: Chọn ngày giờ tốt

Chọn được ngày giờ tốt sẽ đem lại nhiều may mắn cho sự nghiệp. Đặc biệt là mang đến sự bình an và đường tài vận thêm rộng mở cho gia chủ. Để chọn được ngày giờ tốt nhất, cần dựa vào tuổi của gia chủ hoặc chủ đầu tư công trình. Nếu trong năm xây dựng, tuổi phạm vào hạn Kim Lâu, Hoang Ốc thì không nên xây dựng. Trong trường hợp bắt buộc phải triển khai khởi công, phải làm thủ tục mượn tuổi người phù hợp.

nghi thức lễ động thổ
Nghi thức cúng lễ của công ty TNHH MTV Di Hưng – một trong những sự kiện lớn do Palamun Event đảm trách

Bước 2: Chuẩn bị lễ cúng động thổ

Sắm sửa những vật phẩm cúng lễ là phần không thể thiếu trong nghi thức lễ động thổ. Các lễ vật cần được bày biện trên một mâm nhỏ, đặt trên một cái bàn chắc chắn dựng ngay trước mặt bằng công trình sau khi đã thu xếp dọn dẹp gọn gàng.

Thông thường, mâm cúng cho lễ động thổ công trình (mở móng, cất nóc, sửa chữa,…) có những món như sau:

  • Mâm ngũ quả;
  • Hoa tươi;
  • Nhang rồng phụng;
  • Đèn cầy;
  • Gạo;
  • Muối;
  • Trà;
  • Rượu;
  • Nước lọc;
  • Giấy cúng;
  • Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng;
  • Năm lễ vàng tiền;
  • Năm cái oản đỏ;
  • Bánh kẹo;
  • Trầu cau;
  • Chè;
  • Xôi;
  • Cháo trắng;
  • Tam sên, 1 bộ (thịt luộc, tôm luộc, trứng vịt luộc);
  • Gà;
  • Heo sữa quay (3,5kg – 4kg);
  • Bánh bao;
  • Ly rót nước, rót rượu;
  • Chén, đũa, muỗng;
  • Bình hoa;
  • Lư nhang.
tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Một mâm cúng động thổ điển hình

Bước 3: Tiến hành nghi thức lễ động thổ

Chọn chỗ đất đẹp nhất để dựng bàn đặt mâm cúng lễ. Nhang đèn cần được thắp lên. Trong đó, 3 cây nhang cắm trên mâm cúng, 3 cây cắm dưới đất và cầm lại 1 cây (nếu là nữ thì cầm 3 cây). Gia chủ chuẩn bị trang phục chỉnh tề, khấn vái 4 phương 8 hướng. Sau đó tiếp tục quay mặt về mâm lễ và đọc bài khấn xin phép xây dựng trên mảnh đất.

Khi hoàn tất thủ tục, phải đợi đến khi nhang tàn, gia chủ tiếp tục hóa vàng mã và rải muối gạo. Sau đó tự tay phát những nhát cuốc đầu tiên vào chỗ định đào móng để trình với Thổ Địa. Tiếp theo, thợ đào móng có thể bắt đầu thi công. 

Đối với đơn vị thi công, cũng phải thắp nhang và khấn vái sau khi gia chủ cúng xong. Riêng người mượn tuổi, gia chủ phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi 100.000 đồng và có giấy tờ làm chứng do gia chủ giữ. Nếu xây các công trình cao tầng, mỗi khi lên một tầng mới phải sắm lễ cúng vái.

 

Từ những thông tin trên, mong rằng quý khách hàng và bạn đọc hiểu rõ hơn về nghi thuc le dong tho. Nếu quý khách có nhu cầu tổ chức lễ động thổ trang trọng và chuyên nghiệp, có thể liên hệ ngay đến Công ty Tổ chức Sự kiện Palamun Event để được hỗ trợ tận tình tại hotline: 08 66 48 11 15.

Chúng tôi tự hào sở hữu kinh nghiệm hơn 10 năm và nhân lực chuyên nghiệp. Cam kết đem đến những sự kiện thành công nhất, vượt ngoài mong đợi của quý khách hàng.