Làm lễ động thổ về cơ bản cũng giống với lễ khởi công, thuộc về tín ngưỡng tâm linh của dân tộc. Đó là thủ tục báo cáo và cầu xin sự chấp thuận của thần linh, thổ địa về quá trình xây dựng của một công trình. Có thể là nhà ở, dự án bất động sản hay các công trình công cộng. Buổi lễ được xem đóng vai trò quyết định đối với tương lai sau này. Cụ thể đời sống, công việc làm ăn kinh doanh có thuận lợi, xuôi chèo mát máy hay không. Cho nên, buổi lễ luôn được đầu tư kỹ lưỡng, cũng như cần lường trước những rủi ro có thể xảy đến làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của chương trình.
Trong nội dung dưới đây, Công ty Palamun Event có một vài lưu ý về các rủi ro gặp phải khi làm lễ động thổ xây dựng công trình. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo!
Contents
Ý nghĩa của việc làm lễ động thổ xây dựng công trình
Việc xây dựng cho bất cứ loại công trình nào cũng đều tác động rất lớn đến đất đai tại chính khu vực đó. Theo quan niệm dân gian – “Đất có thổ công, sông có hà bá”, trước khi bắt đầu xây dựng ít nhất phải có một buổi lễ chỉn chu, long trọng, có tác dụng báo cáo và cầu xin ơn trên ban phép lành đến với công trình. Theo đó, làm lễ động thổ hay khởi công đều có mục đích như trên. Cả hai buổi lễ có thể diễn ra đồng thời hoặc chia ra động thổ trước và khởi công sau khi chủ đầu tư đáp ứng đủ điều kiện để công trình thi công trực tiếp.
Tổ chức lễ động thổ xây dựng rất cần đến lòng thành tâm. Lòng thành không chỉ biểu hiện qua vật chất được trang bị mới và đầy đủ, mà còn ở thái độ kính cẩn qua trang phục, tác phong và lời nói của gia chủ khi tiến hành nghi thức. Tất cả đều với mong muốn mọi sự thuận lợi, hanh thông, giúp cho công trình luôn kiên cố, vững vàng, người người nhà nhà luôn gặp nhiều may mắn, khỏe mạnh, an vui.
>>> Xem thêm: Lễ động thổ là gì? Các thành phần quan trọng của buổi lễ
Những rủi ro thường gặp khi làm lễ động thổ xây dựng
Làm lễ động thổ cho công trình tối kỵ với những rủi ro, không may. Theo Palamun Event, các chủ đầu tư, nhà thầu hay người làm ăn nói chung nhất thiết phải quan tâm đến những rủi ro dưới đây:
Thiếu sót về vấn đề phong thủy, tâm linh
Là một nghi thức thiên về tâm linh, làm lễ động thổ có thể khiến chúng ta hiểu sai về bản chất. Nhất là trong thời buổi 4.0, yếu tố tâm linh không còn được xem trọng, thậm chí còn bị gán với mê tín. Tuy nhiên, có một số thứ thuộc về văn hóa truyền thống, đơn cử là lễ khởi công hay động thổ. Những thứ này đã in sâu và bén rễ trong tâm thức người Việt qua nhiều thế hệ. Thực chất, tâm linh thuộc về vấn đề niềm tin. Khi con người ý thức được sự nhỏ bé và bất toàn của bản thân, thì đấng thần linh chính là chỗ dựa vững chắc nhất.
Đặc biệt, khi xem xét đến quá trình chuẩn bị cho đến khi hoàn tất một công trình xây dựng, bạn sẽ thấy rằng, mọi yếu tố vật chất hay truyền thông thông thường hầu như chưa đủ để công trình có thể thành công trọn vẹn.
Vấn đề phong thủy, tâm linh khi tiến hành lễ động thổ bao gồm một số công việc chính như sau:
- Chọn địa điểm phong thủy để tiến hành nghi lễ;
- Chọn ngày lành tháng tốt để cử hành;
- Xem tuổi tác của gia chủ có hợp với năm xây dựng hay không;
- Xác định hướng chính xác tiến hành động thổ.
Từng việc đều có cách cân nhắc riêng tùy vào điều kiện thực tế. Nếu bạn băn khoăn có thể thỉnh thầy xem để có những chỉ dẫn chi tiết nhất.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện nghi thức lễ động thổ đúng chuẩn
Chuẩn bị lễ vật không đầy đủ
Việc chuẩn bị lễ vật khi làm lễ động thổ cũng gắn liền với yếu tố tâm linh. Palamun Event xin phép đề cập riêng vì mỗi món lễ vật mang một ý nghĩa riêng, cũng như có những khác biệt nhất định theo vùng miền. Cũng phải nói đến, những lễ vật này được dâng lên thần linh, thể hiện cho tấm lòng và sự thành kính của gia chủ. Cho nên, lễ vật phải cần được chuẩn bị đầy đủ.
Thời xưa, các lễ cúng bắt buộc phải có tam sinh. Tức là 3 con vật được giết để tế thần, lần lượt là trâu (hoặc bò), dê và lợn. Ngày nay, các lễ vật được giản lược đi rất nhiều. Thay vào đó là bộ tam sên, bao gồm trứng luộc, thịt luộc, tôm luộc. Cùng với đó phải có gà luộc, trái cây tươi, nhang đèn, vàng mã, trầu cau, rượu, hoa cúng.
>>> Xem thêm: Những điều kiêng kỵ trong lễ động thổ các doanh nghiệp hay mắc phải
Không có kế hoạch làm lễ động thổ rõ ràng
Đối với những dự án xây dựng có quy mô lớn, việc chuẩn bị kế hoạch làm lễ động thổ đóng vai trò rất quan trọng. Đôi khi được chuẩn bị trước cả tháng nhằm mục đích cân đối tài chính, cũng như xem xét tỉ mỉ mọi yếu tố đảm bảo buổi lễ tạo được hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ.
Theo Palamun Event, kế hoạch cho buổi lễ phụ thuộc vào 4 yếu tố chính:
- Danh sách khách mời: khách mời có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quảng bá công trình. Chuyên gia lưu ý nên gửi thiệp mời trước 2 tuần để khách dễ dàng thu xếp và có mặt đông đủ. Bạn có thể ghi ấn tượng tốt với khách bằng việc vẽ sơ đồ địa điểm ngay trên thiệp mời. Hoặc chu đáo hơn là tổ chức đưa đón, nếu công trình ở vị trí xa trung tâm, đi lại khó khăn, hiểm trở.
- Kịch bản chương trình: thường bám sát theo khung chuẩn và MC sẽ dẫn dắt dựa vào khung này.
- Trang thiết bị: bao gồm trang trí, lắp đặt hệ thống âm thanh, ánh sáng, bàn ghế, lều bạt,… Cần kiểm tra kỹ độ an toàn từ sớm. Nếu có bất kỳ sơ xuất nào có thể kịp thời khắc phục, tránh để ảnh hướng đến timeline chương trình.
- Nhân lực: liên quan đến cách phân chia công việc, cũng như thái độ của từng người khi đón tiếp khách mời.
>>> Xem thêm: Kịch bản tổ chức lễ động thổ chuyên nghiệp nhất
Lường trước dự báo thời tiết
Làm lễ động thổ thường ở ngoài trời nên không thể bỏ qua dự báo thời tiết. Dự báo thời tiết lại không mấy chính xác. Do đó, khi chuẩn bị cho buổi lễ, nên đề phòng trước yếu tố mưa gió bất thường làm ảnh hưởng đến tính an toàn và hiệu quả chương trình. Bạn nên bố trí lều bạt ở khu vực chính diễn ra nghi thức động thổ. Bên cạnh đó là mái che cho bãi đỗ xe và ô đưa đón khách ra vào khu vực.
Bỏ qua kế hoạch dự phòng
Kế hoạch luôn là yếu tố quyết định, không chỉ đối với sự thành công của buổi lễ mà còn tạo hảo cảm đối với khách mời. Một buổi lễ thiếu đi kế hoạch bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy, đó là khi mọi thứ tổ chức quá lỏng lẻo, nhân sự thiếu kết nối, trang thiết bị gặp nhiều trục trặc giữa chừng. Tuy nhiên, không hề có kế hoạch hoàn hảo, chỉ có khả năng ứng biến và tốc độ khắc phục nhanh chóng của ban tổ chức, đảm bảo chương trình diễn ra trơn tru, đến đúng mục đích.
Thông thường, bên cạnh kịch bản chính, sẽ còn có thêm 2 đến 3 kịch bản dự phòng ứng phó với những sự cố phát sinh không mong muốn. Vậy nên, đừng nghĩ tốn công, tốn sức, tốn thời gian khi chuẩn bị những thứ này, bởi đến khi gặp phải sự cố, chính những thứ này sẽ là chỗ dựa cho bạn.
Hãy cùng Công ty Tổ chức Sự kiện Palamun Event tìm hiểu sâu hơn về làm lễ động thổ, khởi công cùng nhiều loại hình sự kiện khác. Với kinh nghiệm hơn 12 năm trong ngành, chúng tôi tự tin mang đến cho bạn những sự kiện chất lượng, lan tỏa nhiều giá trị tích cực. Liên hệ ngay 08 66 48 11 15 (gặp Mr. Don) hoặc 09 06 41 25 68 (gặp Mr. Thu Trần) để được tư vấn kịp thời!