Chuẩn bị lễ cúng cất nóc là bước quan trọng trong quá trình triển khai nghi thức. Tuân thủ vấn đề tâm linh sẽ giúp buổi lễ diễn ra đúng hướng, hạn chế sai sót gây hệ lụy về sau.
Công ty Palamun Event đề cập đến hướng dẫn cách chuẩn bị lễ cúng cất nóc đúng nghi thức tâm linh trong nội dung sau. Mong rằng sẽ mang đến thông tin bổ ích cho bạn đọc!
Contents
Tầm quan trọng của việc chuẩn bị lễ cúng cất nóc trong đời sống
Khi tiến hành xây dựng một công trình nào đó, người ta thường trải qua 12 nghi thức quan trọng. Bao gồm:
- Lễ Bình cơ – cúng chọn đất;
- Lễ Trúc cơ – đắp nền;
- Lễ Phạt mộc – lễ khởi công;
- Lễ Định táng – đổ nền;
- Lễ Tàng giá – lắp cột;
- Lễ Thượng lương – cất nóc;
- Lễ Cái ốc – lợp nhà;
- Lễ Nhập trạch – báo tổ tiên;
- Lễ Động sàn – xin phép thổ công được dọn về sống;
- Lễ Tân gia – mừng nhà mới;
- Lễ Hoàn công – thợ nhận công;
- Lễ An cư – báo tổ tiên về việc làm ăn sắp tới.
Theo thời gian, một số nghi lễ đã được lược bớt do không còn phù hợp với xu thế. Riêng lễ Thượng lương hay còn gọi là lễ cất nóc vẫn còn được quan tâm. Theo quan niệm dân gian, nóc nhà là bộ phận quan trọng nhất. Có tác dụng che chở, bảo vệ sự an toàn của con người. Chính vì thế, lễ cúng có mức độ quan trọng cao và cần được chuẩn bị chu đáo mọi mặt.
Quá trình cất nóc thường là đổ bê tông hoặc lợp mái cho công trình tòa nhà hay nhà ở thông thường. Mục đích như sau:
- Đối với các công trình lớn: cầu mong mọi điều thuận lợi để công trình hoàn thiện đạt chất lượng tốt nhất. Đảm bảo công việc trôi chảy, làm ăn phát đạt.
- Đối với nhà ở: mong muốn nhà ở hoàn thiện suôn sẻ, đón nhận điềm lành, tránh những tác nhân tiêu cực từ bên ngoài. Gia đình êm ấm, thuận hòa, ăn nên làm ra.
Quy trình chuẩn bị lễ cúng cất nóc đúng nghi thức tâm linh
Việc chuẩn bị lễ cúng cất nóc vốn không quá phức tạp. Nhưng đòi hỏi phải cẩn thận, đầy đủ. Theo Palamun Event, công tác chuẩn bị bao gồm những yếu tố sau:
Xem thêm: Khi nào nên làm lễ cất nóc? Quy trình Cất nóc cần chuẩn bị những gì?
Sắm đồ lễ cúng cất nóc
Số lượng lễ vật trên mâm cúng cất nóc phụ thuộc rất nhiều vào quy mô buổi lễ. Về cơ bản, gồm có:
- Nhang;
- 2 cây nến đỏ;
- 1 đĩa trầu cau tươi;
- 5 lễ tiền vàng;
- 1 bộ vàng hoa;
- 1 bộ quần áo Quan thần linh;
- 1 bát nước trắng;
- 1 đĩa muối tinh;
- 1 bát gạo nhỏ;
- 1 hũ rượu;
- 1 bao thuốc lá;
- 1 bao trà khô;
- 5 oản đỏ;
- Hoa tươi màu đỏ;
- 1 con gà trống luộc;
- 1 đĩa thịt luộc;
- 1 đĩa xôi nếp;
- 1 quả trứng luộc;…
Bài văn khấn cất nóc
Chuẩn bị lễ cúng cất nóc không thể bỏ qua văn khấn. Đây được xem như một bản báo cáo đầy thành tâm gửi đến thần linh. Cầu mong được ban ơn để quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi, mọi người đều bình an. Cũng như cầu cho công việc sau này thuận buồm xuôi gió, phát đạt, thịnh vượng.
Xem thêm: Bài khấn vái Lễ cất nóc tiêu chuẩn, phổ biến hiện nay
Những lưu ý quan trọng khi làm lễ cúng cất nóc
- Chọn ngày, giờ tốt, hợp tuổi gia chủ;
- Bàn thờ đặt ở nơi rộng thoáng, sạch sẽ, có nhiều ánh sáng;
- Không được để sót lễ vật;
- Trang phục chỉn chu, lịch sự;
- Gia chủ tiến hành đốt nhang, khấn vái;
- Phải đặt cái tâm lên đầu, không cúng bái qua loa;
- Tránh mời khách kỵ tuổi gia chủ;
- Có thể dời địa điểm tổ chức lễ cất nóc nếu gặp thời tiết xấu, trong trường hợp đó là ngày được ấn định;
- Đợi nhang cháy hết mới hạ lễ trên bàn thờ;
- Hóa vàng, thụ lễ, chúc mừng sau lễ.
Công ty Tổ chức Sự kiện Palamun Event có hơn 10 năm kinh nghiệm đồng hành cùng quý khách gần xa. Mọi sự kiện đều được chúng tôi lên kế hoạch thật kỹ và tiến hành theo từng bước cẩn thận. Tất cả đều được đảm trách bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, năng động và sáng tạo. Đảm bảo buổi lễ luôn đạt thành công như mong đợi. Hy vọng các thông tin trên đây sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bạn khi chuan bi le cung cat noc. Mọi chi tiết thắc mắc, vui lòng gọi về hotline: 08 66 48 11 15 hoặc các thông tin bên dưới!