Cưới hỏi luôn là thời khắc quan trọng nhất cuộc đời, đó là minh chứng mãnh liệt cho tình yêu và sự cam kết hạnh phúc suốt phần đời còn lại của cô dâu, chú rể. Tuy nhiên, ở nước ta phong tục cưới hỏi cho mỗi miền sẽ có phần khác nhau, và đám cưới miền Nam thường đơn giản hơn so với hai miền còn lại. Vậy, quy trình tổ chức đám cưới miền Nam có gì đặc biệt, tại sao nghi thức cưới ở miền Nam lại được mệnh danh như là một nét đẹp văn hóa? Cùng Palamun Event tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!
Contents
Phong tục cưới hỏi miền Nam bao gồm những gì?
Trong quy trình tổ chức đám cưới miền Nam chắc chắn không thể thiếu những nghi lễ truyền thống như: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới. Chính những nghi lễ này góp phần làm nên đám cưới miền Nam mang đậm nét đẹp văn hóa, nét đẹp truyền thống của người Việt.
Lễ dạm ngõ trong quy trình tổ chức đám cưới miền Nam
Lễ dạm ngõ hay được gọi với cái tên khác đó là lễ bò rượu, là nghi thức đầu tiên không thể thiếu trước khi đám cưới được diễn ra. Đây chính là dịp để quan viên hai họ được gặp mặt, để tìm hiểu và kết giao quan hệ, bàn chuyện về sính lễ, chọn ngày cưới hỏi cũng như các lễ vật cần chuẩn bị cho đám cưới. Không những thế, lễ dạm ngõ chính là nơi trao vật đính ước cho cô dâu.
Thông thường, lễ dạm ngõ trong quy trình tổ chức đám cưới miền Nam sẽ bao gồm: ba mẹ của chú rể, bác và người có tín trong dòng họ. Phía bên nhà trai sẽ đưa cho nhà gái ngày tháng năm sinh chú rể để xem ngày tốt chuẩn bị tiến hành các nghi lễ còn lại cho đôi uyên ương.
Tuy nhiên, đối với những gia đình có khoảng cách địa lý ở xa thì lễ dạm ngõ miền Nam hoàn toàn có thể bỏ qua hoặc cách khác là gộp với lễ ăn hỏi, lễ cưới. Và khi đó, nghi lễ cúng gia tiên cùng lễ vật dâng tại bàn thờ sẽ được gộp chung thành một.
>>> Xem thêm: 7+ địa điểm tổ chức tiệc cưới hàng đầu hot nhất TP.Hồ Chí Minh
Lễ ăn hỏi trong quy trình tổ chức đám cưới miền Nam
Lễ ăn hỏi là một trong những phong tục không thể thiếu trong quy trình tổ chức đám cưới miền Nam. Lễ ăn hỏi hay lễ đính hôn đều cùng là một nghi lễ. Trong tổ chức đám cưới miền Nam thì nghi lễ này sẽ được tổ chức ở nhà cô dâu. Và khi đó, trước cổng nhà cô dâu sẽ được treo bảng lễ đính hôn hoặc là lễ đăng khoa, và nhà trai sẽ tới nhà gái thực hiện theo đúng các nghi thức ấy.
Một trong những nghi thức vô cùng quan trọng trong lễ ăn hỏi tại miền Nam khác hẳn so với các vùng miền khác đó là nghi thức lên đèn. Bởi người miền Nam quan niệm rằng đèn thắp lên như là một sự thắp lên ánh sáng, soi sáng cho cặp đôi mới cưới. Mâm quả đám hỏi tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình, nhưng nó thường là các số chẵn như: 4,6,10,12
Ở bất cứ vùng miền khi làm đám hỏi cô dâu sẽ khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống đầy duyên dáng, đậm chất nét đẹp, phong tục truyền thống của con người Việt Nam. Và người miền Nam cũng không ngoại lệ, cô dâu thường mặc áo dài còn chú rể sẽ mặc những bộ vest đầy trưởng thành và lịch lãm.
Lễ cưới trong quy trình tổ chức đám cưới miền Nam
Quy trình tổ chức đám cưới miền Nam không thể thiếu đi lễ cưới – nghi lễ quan trọng nhất cuộc đời của mỗi con người. Sau nghi lễ này, cặp đôi chính thức lên duyên vợ chồng, về chung một mái nhà cùng xây dựng tổ ấm hạnh phúc. Với nghi lễ này, trên cổng nhà cô dâu sẽ được treo hoa với bảng “Lễ vu quy” còn nhà chú rể sẽ được treo là “Lễ tân hôn”.
Đêm tân hôn trước ngày tổ chức đám cưới miền Nam cô dâu sẽ thực hiện nghi thức “lạy xuất giá”, để cảm ơn công sinh thành và dưỡng dục đối với cha mẹ trước khi về nhà chồng. Nhưng ngày nay, tùy vào từng gia đình thì nghi lễ này có thể có hoặc được lược bỏ.
Trong lễ cưới, điều quan trọng nhất vẫn là khoảnh khắc đón dâu. Gia đình đôi bên xem ngày, chọn ngày giờ tháng tốt để đến nhà cô dâu trao tráp, bái cúng tổ tiên, trao nhau lễ cưới và chính thức thành vợ chồng. Khi đã hoàn thành xong hết các nghi lễ ở nhà gái thì đại diện nhà trai sẽ nói lời cảm ơn và xin phép rước dâu về nhà trai. Khi về tới nhà trai, cô dâu chú rể cũng sẽ thắp hương lạy tổ tiên để ra mắt tổ tiên về nàng dâu mới.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn tổ chức tiệc cưới trọn vẹn, ý nghĩa và tiết kiệm chi phí
Những lễ vật quan trọng trong quy trình tổ chức đám cưới miền Nam, ý nghĩa của từng món
Để quy trình tổ chức đám cưới miền Nam diễn ra được hoàn hảo nhất không thể thiếu đi những lễ vật quan trọng dưới đây:
- Trầu cau: Lễ vật quan trọng, tượng trưng cho sự bền chặt, sắt son, hạnh phúc của đôi uyên ương, với ước mong cho cặp đôi mãi bền chặt, trọn đời bên nhau;
- Trà, rượu, nến khắc long phụng: Mâm quả để dâng lên bàn thờ gia tiên, rượu và trà mang vị đắng chát mang tới ý nghĩa dù có bất cứ khó khăn xảy ra vợ chồng cũng vẫn bền lòng, đồng cam cộng khổ sống bên nhau trọn đời;
- Trái cây: Đem đến sự no đầy, ngọt ngào, với ý nghĩa đơm hoa kết trái, con đàn cháu đống;
- Bánh ngọt: Với hy vọng cho tình cảm đôi uyên ương ngọt ngào, đầm ấm, hạnh phúc;
- Xôi gấc theo hình trái tim: Thường đi kèm với gà luộc hy vọng cuộc sống về sau tràn ngập điều may mắn;
- Heo quay: Mong cặp đôi sớm có em bé, phát tài phát lộc, cuộc sống dư giả hạnh phúc;
- Tiền nạp tài: Tượng trưng cho sự thách cưới, và đó cũng là món quà nhà trai bày tỏ sự biết ơn vì đã chăm sóc, nuôi dưỡng con gái đến ngày đơm hoa kết trái. Phong bì có thể là 5,10,15, 20,..tùy vào từng gia đình có thể là vài chục hoặc vài trăm;
- Vàng cưới: Là hồi môn nhà trai chuẩn bị cho cô dâu: 1 kiềng hoặc dây chuyền, 1 đôi hoa tai, 1 chiếc lắc tay. Và cặp nhẫn cưới, nhẫn cưới có thể do chú rể chuẩn bị hoặc cả 2 chuẩn bị.
>>> Xem thêm: Gợi ý 12 địa điểm tổ chức ngoài trời siêu lãng mạn TP.HCM
Kết luận
Quy trình tổ chức đám cưới miền Nam có một chút khác biệt so với những vùng còn lại. Hy vọng với những chia sẻ này, Palamun Event giúp các cặp đôi hiểu rõ hơn quy trình tổ chức đám để có sự chuẩn bị tốt nhất, hoàn hảo, chỉn chu nhất. Công ty Tổ chức Sự kiện Palamun Event chúc cô dâu chú rể có thật nhiều hạnh phúc, tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời trong sự kiện trọng đại, thiêng liêng nhất cuộc đời này nhé!