Vương quốc Anh là một trong những cái nôi vĩ đại của làng nhạc thế giới. Trong suốt lịch sử của mình, Vương quốc Anh là nhà sản xuất và nguồn sáng tạo âm nhạc lớn dựa trên nền tảng nghệ thuật từ lịch sử. Từ âm nhạc nhà thờ, văn hóa phương Tây và âm nhạc dân gian cổ xưa. Bên cạnh đó là truyền thống văn hóa của Anh, Scotland, Ireland và xứ Wales. Âm nhạc vương quốc Anh đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ cho đến ngày nay.
Nghệ thuật sân khấu tại Vương quốc Anh đóng một phần quan trọng trong văn hóa Vương quốc Anh. Các quốc gia cấu thành Vương quốc Anh đã có một truyền thống nhà hát sôi động kể từ thời Phục hưng. Với nguồn gốc từ thời La Mã chiếm đóng. Công ty Sự kiện Palamun Event mời khán giả yêu âm nhạc trên mọi miền cùng tìm hiểu về nền âm nhạc vĩ đại này nhé!
Contents
Cùng tìm hiểu về nền Âm nhạc vương quốc Anh bắt nguồn từ đâu?
Âm nhạc vương quốc Anh thời kỳ đầu chủ yếu được viết cho giáo hội. Với nhiều nhạc sĩ tên tuổi như Thomas Tallis, William Byrd, Henry Purcell… Tuy qua đời đột ngột trước khi kịp bộc lộ hết tài năng. Sự ra đi này được miêu tả như là “thảm họa quốc gia”. Purcell vẫn kịp tạo nên ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhạc sĩ lớp sau. Trong số này có nhà soạn nhạc theo phong cách tự nhiên chủ nghĩa Anh, George Frideric Handel (1685-1759). Với sự bảo trợ của Vua George I, Handel đã soạn nhiều tác phẩm. Trong đó The Messiah cho tới nay vẫn thường xuyên được biểu diễn và đánh giá cao.
Đầu thế kỷ 18, Thomas Arne soạn tác phẩm Rule, Britannia! Mà nay vẫn được dùng trong các sự kiện đặc biệt. Trong thế kỷ này, nhiều dàn nhạc giao hưởng, thính phòng và dàn đồng ca đã được thành lập.
Một số nhạc sĩ và ban nhạc nổi tiếng như Pink Floyd, Rolling Stones, The Beatles, The Spice Girls và George Michael… Họ nổi tiếng trên toàn thế giới vì những đóng góp của họ trong ngành công nghiệp âm nhạc.
Nền Âm nhạc đại chúng vĩ đại của lịch sử
Hai ban nhạc có công lớn đưa âm nhạc đại chúng vương quốc Anh ra thế giới là The Beatles và The Rolling Stones. The Beatles, bốn chàng trai Liverpool, đã bước lên đỉnh cao vào năm 1962 với bản Love Me Do. Họ thống trị làng nhạc trẻ vương quốc Anh cho tới khi họ chia tay năm 1970. Không chỉ vậy, họ đã tạo được bước đột phá vào thị trường Mỹ. Với chuyến lưu diễn lịch sử The Ed Sullivan show năm 1964, thu hút trên 70 triệu người xem. The Beatles được thừa nhận rộng rãi là ban nhạc pop vĩ đại nhất lịch sử. Và vẫn ảnh hưởng mạnh tới nhiều ban nhạc hiện nay.
Trong khi đó, The Rolling Stones đã cho ra mắt Satisfaction năm 1965. Đây là một trong những đĩa đơn và album chiếm hạng đầu suốt bốn thập kỷ sau. Các rocker huyền thoại này đã được đưa vào Nhà Lưu danh Rock ‘n’ Roll.
Tiếp bước hai ban nhạc huyền thoại này, Vương quốc Anh tiếp tục có những nghệ sĩ xuất sắc như Elton John, David Bowie. Và những nhóm nhạc được đông đảo giới trẻ yêu nhạc thế giới hâm mộ như Spice Girls, Coldplay…
Không chỉ pop, rock mà với thể loại opera, nhạc cổ điển, Vương quốc Anh cũng có những đại diện trẻ trung nhưng không kém phần lôi cuốn như Russell Watson, Charlotte Church hay nhóm tứ tấu nữ Bond.
Trong ba mươi năm qua, Vương quốc Anh cùng với Hoa Kỳ là hai quốc gia đóng góp chính vào sự tăng trưởng của dòng nhạc Rock ‘n’ Roll.
Liên hoan Âm nhạc vương quốc Anh
Tại vương quốc Anh còn thường xuyên diễn ra các liên hoan âm nhạc và sân khấu tưng bừng trên khắp đất nước. Từ những liên hoan uy tín và nổi tiếng tại:
- Brighton (giữa tháng năm);
- Bath (cuối tháng năm);
- Ross-on- Wye (tháng tám);
- Cheltenham (tháng mười).
Cho đến những liên hoan địa phương quy mô nhỏ hơn tại hàng loạt thị trấn.
Ngoài ra còn có các liên hoan nhạc pop, rock và nhạc dân gian. Trong đó liên hoan ở Glastonbury (tháng sáu) và Cambridge (tháng bảy) là hai liên hoan lớn và nổi tiếng nhất. Thu hút các ban nhạc hàng đầu thế giới tham dự.
Nghệ thuật Sân khấu vương quốc Anh
Tại Vương quốc Anh, ngoài sân khấu chính còn có loại hình sân khấu nháp (fringe theatre). Các sân khấu nháp có uy tín gồm:
- Young Cut (trên phố The Cut, gần rạp Old Vic);
- Almeida (ở Islington);
- Half Moon (trong khu Đông).
Các sân khấu thử nghiệm (không chính thống) là đất diễn của các đoàn kịch sinh viên và các đoàn địa phương, như:
- Rạp Stratford ở Khu Đông London;
- Rạp Royal Court ở quảng trường Sloane;
- Rạp Lyric tại Hammersmith;
- Rạp Royal Exchange ở Manchester;
- Rạp Traverse ở Edinburgh.
Nhiều người nghĩ rằng sân khấu đã dần bị phim ảnh, truyền hình, hay âm nhạc đương đại bóp chết. Nhưng nhìn qua danh mục sân khấu trên tạp chí Time Out sẽ thấy ngay rằng không phải vậy. Kịch cổ điển tiếp tục được trình diễn tại Nhà hát Quốc gia và tại old Vic, kịch mới vẫn đều đặn xuất hiện tại Royal Court và Bush. Các tác phẩm thể nghiệm và hài kịch tổng hợp thường xuyên có mặt tại các sân khấu nháp. Và các nhà soạn kịch như David Hare, Tom Stoppard và Terry Johnson không bao giờ thiếu khán giả.